0976117756
Mặc dù chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam thời gian gần đây nhưng sức hút mà nghề tổ chức sự kiện tác động tới giới trẻ, những người năng động, nhiệt huyết, có tài ăn nói đang ngày càng được tăng cao hơn. Cùng với đó, nhu cầu tổ chức các sự kiện khác nhau như hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm, lễ động thổ, triển lãm, hội thảo ngày một tăng,… cho thấy nhu cầu tổ chức sự kiện cũng càng được quan tâm từ đó dẫn đến sự phát triển của nghề này là một điều tất yếu.
Vậy làm thế nào để tổ chức sự kiện? và người tổ chức sự kiện giỏi sẽ có những đặc điểm gì?
Tổ chức sự kiện góp phần tạo tên tuổi, gây ấn tượng cho khách hàng đối với một sản phẩm của công ty hoặc một dịch vụ nào đó. Ví dụ, hãng ô tô nổi tiếng Lamborghini khi tung ra một sản phẩm mới như Aventador, công ty này sẽ tổ chức một sự kiện, mời khách hàng thân thiết, cùng giới báo chí, truyền thông đến để tham gia sự kiện trọng đại này. Thông qua sự kiện, Lamborghini thông báo đến khách hàng và báo giới về sản phẩm mới và đồng thời (điều này quan trọng hơn) đánh bóng thương hiệu của Nokia, làm cho khách hàng nhớ và tiêu thụ sản phẩm mới này. Đây còn là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp...
Tố chất cần có của một chuyên viên tổ chức sự kiện giỏi
Người tổ chức sự kiện giỏi được xem như một “nghệ nhân ghép hình” khi cần phải tỷ mỉ, cẩn thận chuẩn bị từng khâu một cho việc tổ chức sự kiện như lựa chọn địa điểm, đối tác,… đến những việc đơn giản nhất như lựa chọn rèm, hoa hay màu sắc cho đám cưới,… tất cả những tiểu tiết này, chuyên viên tổ chức sự kiện giỏi đều cần phải nắm được.
Người tổ chức sự kiện giỏi chắc chắn không thể thiếu những tố chất như: óc tổ chức tốt, năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Nghề tổ chức sự kiện là nghề đòi hỏi người thực hiện cực kỳ bền sức và chịu được áp lực cao. Họ còn phải biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống. Ít người biết rằng từ khi bắt đầu sự kiện cho đến khi kết thúc, người tổ chức sự kiện dù có bề ngoài trầm tĩnh thế nào chăng nữa nhưng đầu óc họ đang “căng ra” để dự trù và xử lý bất kỳ “sự cố không mời mà đến nào”. Và chỉ khi sự kiện kết thúc, người tổ chức sự kiện mới có thể thở phào nhẹ nhõm.
Vui buồn hậu trường của nghề tổ chức sự kiện
Nghề tổ chức sự kiện mang đến niềm vui vô bờ khi sự kiện thành công và cả sự “lên ruột” khi sự cố không mời mà đến. Ví dụ, đó là trường hợp khi các nhân vật chính của sự kiện đến trễ vì lý do nào đó, như khi ca sĩ chính mắc chạy “sô” đến trễ, khiến cho nhà tổ chức “lên ruột”. Khi đó, người tổ chức sự kiện cần linh hoạt thay đổi chương trình cho phù hợp, để không phải lệ thuộc vào người đến trễ. Và trong một số trường hợp các MC tài năng như Thanh Bạch sẽ là những người có thể “cứu được bàn thua trông thấy” khi họ có khả năng biểu diễn tuyệt hay trong khoảng ngắn thời gian chờ đợi các nhân vật “đinh” đến muộn này.
Hiện nay nhân sự tốt cho lĩnh vực tổ chức sự kiện còn chưa nhiều. Đối với các sự kiện lớn hoặc quan trọng, khách hàng thường tin tưởng giao phó cho các công ty chuyên nghiệp có kinh nghiệm tổ chức. Tại Việt Nam hiện nay chưa hề có trường lớp đào tạo bài bản, chính quy cho nghề tổ chức sự kiện mà người làm nghề này chủ yếu chỉ học từ những thành bại của mỗi sự kiện và từ chính yêu cầu của khách hàng.