0976117756
Nghề MC tổ chức sự kiện không chỉ trải toàn hoa hồng như mọi người vẫn tưởng tượng, mà để đến được với nghề này, yêu cầu người theo đuổi phải có rất nhiều tốt chất, những tố chất quan trọng nhất sẽ được đề cập dưới đây. Nếu bạn có tất cả những yếu tố này, xin chúc mừng, bạn hãy theo nghề MC ngay ngày hôm nay, chắc chắn bạn sẽ gặt hái được rất nhiều thành công mai sau. Còn nếu bạn không có đầy đủ, không sao cả, hãy luôn luôn cố gắng luyên tập, trau dồi kiến thức và luôn luôn theo đuổi đam mê, chắc chắn thành công sẽ đến với bạn.
1. Vốn kiến thức sâu rộng
Người dẫn chương trình cần có vốn kiến thức rộng, hiểu biết trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội… Không chỉ cần rộng mà còn cần phải hiểu sâu để xử lý nhiều câu hỏi hoặc tình huống khó khi diễn ra chương trình, không thể nói sai, diễn giải sai vấn đề từ đó làm cho chương trình lạc sang một hướng khác.
Xem thêm:
>> Cách tiết kiệm được 1/2 số tiền bạn kiếm được trong 1 tháng
>> Cách lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện
2. Giọng nói tốt
MC là người kết nối dữa khán giả và chương trình, là người truyền cảm hứng cho toàn bộ chương trình, do đó giọng nói tốt là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết nhất của một MC giỏi. MC phải có một giọng nói tốt, rõ ràng để truyền đạt thông tin đến người nghe. Nói lắp, nói quá nhanh hoặc phát âm sai là những điều tối kỵ của một MC
3. Ngoại hình ưa nhìn
Không phải giọng nói hay kiến thức, mà chính ngoại hình là thứ mà khán giả nhìn thấy trước tiên đối với một MC. Một MC có gương mặt sáng, luôn nở nụ cười trên môi là một trong những thứ vũ khí vô cùng lợi hại giúp cho một sự kiện được thành công. Để ngoài hình MC trở lên đẹp trong mắt khán giả, người MC đó phải biết lựa chọn các trang phục sao cho phù hợp với mình nhất, hơn thế nữa nó cần phải hòa hợp với chủ đề của chương trình.
4. Sự linh hoạt, nhạy bén
Trong mỗi chương trình, kể cả những chương trình đã được đầu tư, dàn dựng rất kĩ lưỡng cũng không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh, những trục trặc hay sự cố khi chương trình ấy diễn ra. Trong những lúc như vậy, thì MC chính là người đứng ra “ chữa cháy”, để cho chương trình được thông suốt, liền mạch, phù hợp về thời gian và nội dung. MC cần linh hoạt đối phó với các tình huống diễn ra, luôn giữ được phong thái bình tĩnh, tự tin ngay cả khi gặp sự cố. Bởi nếu MC bối rối trước những tình huống phát sinh nằm ngoài kịch bản, chương trình đó rất dễ bị đứt quãng, tạo sự khó chịu cho người xem.
5. Khả năng điều khiển cảm xúc
Như đã nói, trong mỗi chương trình, MC chính là nhân vật trung gian, là cầu nối đề truyền thông tin tới khán giả. Trong mỗi thông tin lại là một hàm lượng cảm xúc nhất định. Bên cạnh việc truyền thông tin, MC cũng là người truyền lửa, truyền cảm xúc. Cảm xúc ấy được truyền tải qua giọng nói, phong thái và xuất phát từ chính trái tim, tâm hồn của người dẫn chương trình. Chương trình nào cũng cần có những điểm nhấn, có lúc sôi động, lúc trầm lắng…Vì thế, MC cần linh hoạt trong cách thể hiện, lúc tâm tình thủ thỉ, lúc mạnh mẽ hào hùng. Như vậy, chương trình sẽ có sự đa dạng, đem lại cho người xem nhiều dư vị khó quên. Thực sự , “ người dẫn chương trình phải là bậc thầy của việc điều khiển cảm xúc”.
6. Lòng yêu nghề, sự đam mê
Không thể thành công được tuyệt đối nếu bạn không có sự đam mê, yêu công việc bạn đang làm. Bên cạnh sự hào quang, trang phục lộng lẫy, luôn xuất hiện tại các địa điểm sang trọng, tiếp xúc với giới thường lưu thì người MC cũng có những giây phút “cân não” vô cùng khó khăn và khắc nhiệt, nếu không có sự bản lĩnh và lòng yêu nghề, sự đam mê với nghề thì bạn sẽ rất dễ bỏ cuộc
7. Ham học hỏi, luyện tập
MC cần có kiến thức vững, giọng nói tốt, khả năng ứng biến nhanh…, nhưng tất cả những yếu tố đó không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình bền bỉ luyện tập, học hỏi không ngừng để hoàn thiện những kĩ năng, tôi luyện bản lĩnh sân khấu. Nếu không thường xuyên luyện tập, những kĩ năng sẽ mai một dần dần; nếu không học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, người MC sẽ trở nên lạc hậu. Bởi suy cho cùng, dẫn chương trình cũng là một nghệ thuật, mà đối với nghệ thuật, sáng tạo là điều không thể thiếu. Muốn trở thành một MC tài năng, chắc chắn người đó phải trả qua quá trình khổ luyện. Nếu không người MC đó rất dễ sa vào lối dẫn vô duyên, nhạt nhẽo, không có chiều sâu… làm hỏng cả chương trình.
MC - một nghề đầy chông gai, thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị, là niềm ước ao, say mê của nhiều thế hệ hôm nay và mai sau… Nhưng không có con đường nào trải đầy hoa hồng, để vươn tới sự chuyên nghiệp đòi hỏi người MC phải có những quan điểm đúng đắn về nghề và quyết tâm vượt qua những thử thách và sự khổ luyện.