0976117756
Quan niệm làm cỗ nhỏ thì sợ những người quen biết như anh em họ hàng khinh bỉ và chê, chính vì quan niệm này khiến cho những lễ cưới, đám cưới quê tôi thường phải được tổ chức hoành tráng và linh đình, cỗ bàn ăn có hàng trăm mâm kéo dài trong vòng mấy ngày.
Quan điểm này dường như đã ăn sâu vào nếp sống của những người trong làng, những đám cưới xin của họ từ nhà giàu tới nhà nghèo, từ anh cả, chị hai đến em út đều mong muốn tổ chức một đám cưới thật to để đẹp mặt với người trong làng.
Đối với những gia đình đi làm cơ quan – đồng nghiệp thì tổ chức một đám cưới linh đình cả tuần là bình thường còn những gia đình không có làm việc tại cơ quan hay có ít anh em họ hàng xa thì ít nhất cũng làm bữa cỗ kéo dài trong 3 ngày.
Vì tính gắn kết giữa những người anh em trong họ hàng cũng như trong gia đình nên 1 nhà có đám cưới thì tất cả các thành viên trong gia đình đều chung tay góp sức vào để làm tiệc và ăn uống cho tới khi tiệc cưới kết thúc và rạp cũng như vật tư được dỡ bỏ mang về.
Có lẽ vì điều này nên nhiều gia đình có họ hàng nhiều trong làng khi tổ chức đám cưới cho con cái thì đối với khoản cỗ để phục vụ cho anh em họ hàng, đã phải ăn triền miên 3, 4 ngày tính sơ đã đến 70, 80 mâm cỗ. Mỗi mâm cỗ cũng khoảng 8 – 10 món ăn đầy đĩa thức ăn cho thực khách tha hồ chọn lựa.
Hệ lụy
Tiệc cưới làm to suốt mấy ngày và ăn uống chè chén linh đình nên cô dâu và chú rể rất lo lắng khoản bù lỗ sau này. Tiền mừng cưới của người nông dân thông thường rất thấp đôi khi là cả đại gia đình chỉ mừng một lần nhưng cả chục người trong gia đình kéo sang ăn uống. Trong khi đấy, mâm cỗ tính giá sơ sơ thì rơi vào từ 600 đến 700 ngàn đồng. Còn chưa tính khoản rượu bia, nước ngọt phục vụ các thực khách.
Tâm lý lo sợ
Cứ nhắc tới đám cưới từ nhà giàu tới nhà nghèo, ai ai cũng lo lắng kiếm tiền để làm cỗ. Đối với gia đình đã có tiền thì khoản chi phí này có thể bù lỗ sau nay nhưng đối với nhà nghèo thì bắt buộc phải đi vay tiền để lo đám cưới cho con. Đôi khi vì vay tiền với lãi suất cao khiến cho mà số nợ đó sẽ đeo bám suốt cuộc đời của họ. Thậm chí có những gia đình phải để đến đời con mới có thể trả được nợ cưới.
Cứ có đám cưới là phải lo sao cho bằng hàng xóm, bằng bạn bằng bè. Rồi lại phải đi vay tiền, sau khi cưới lại cố gắng kiếm tiền trả nợ cỗ cưới, cái vòng luẩn quẩn đó cứ bám lấy người dân nghèo khiến cho họ càng ngày càng khổ sở hơn.